QUY ĐỊNH SẢN XUẤT.
1. Công tác kiểm tra vật liệu đầu vào:
– Bước kiểm tra KT1: Kiểm tra chứng chỉ của nhà cung cấp. Khi có nghi ngờ, tiến hành lấy mẫu thử và thí nghiệm tại phòng.
– Các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu đầu vào phải tuân thủ theo đúng các tiêu chuẩn hiện hành.
– Các kết quả đo, cân, ngoại quan đối chiếu với mẫu chuẩn ( nếu có) được ghi chép vào BM07.03
– Các chứng chỉ của nhà SX, các kết quả thí nghiệm khi có sự nghi ngờ được lưu trữ kèm theo để làm bằng chứng.
2. Công tác cốt thép:
a. Khi lĩnh thép xong, các thanh thép cong vênh phải nắn thẳng, cọ rỉ sạch sẽ, kỹ thuật nghiệm thu đảm bảo chủng loại thép, độ thẳng, sạch rỉ thì mới được chặt hoặc hàn nối, yêu cầu đánh rỉ phải sạch sẽ ánh màu kim loại không còn vảy rỉ thép.
– Các yêu cầu về chủng loại, kích thước phải đáp ứng đúng yêu cầu tiêu chuẩn TCVN 9113:2012, TCVN 9116:2012 và yêu cầu của bản vẽ. Các sai số phải nằm trong khoảng cho phép
– Các mối hàn, buộc phải đảm bảo ổn định, chắc chắn. Công tác kiểm tra hàn lồng được Quy định trong Bảng quy định các thông số máy kèm theo Quy trình này
3. Công tác lắp ghép, tháo dỡ khuôn:
a. Các bộ ván khuôn thép trước khi lắp đặt cốt pha phải bảo dưỡng vệ sinh sạch sẽ sau đó mới quết lớp chống dính.
b. Sau khi tháo cốt pha phải vệ sinh ngay không được vữa bám vào khuôn.
c. Toàn bộ các ê cu, bu lông phải thường xuyên bảo dưỡng dầu mỡ, cứ 5 ngày một lần tra dầu mỡ.
d. Một bộ ván khuôn khi sử dụng 10 lần thì lại kiểm tra toàn bộ các kích thước xem có cong vênh, nứt dan… để kịp thời xử lý ngay.
e. Tháo khuôn chỉ được bắt đầu khi bê tông tối thiểu bê tông phải đạt 1 ngày tuổi
f. Không cho phép dỡ khuôn bằng cách nâng một đầu lên.
4. Công tác trộn bê tông
a Sau khi vật liệu được chuẩn bị đầy đủ đảm bảo chất lượng kỹ thuật mới được trộn đổ bê tông.
b. Chỉ được phép trộn bằng máy không đựơc phép trộn thủ công.
c. Từng mẻ trộn xi măng phải cân, cát đá phải được cân đong theo đúng tỉ lê phối trộn của thiết kế.
d. Khi cốt thép đã đưa vào khuôn để căn chỉnh kỹ thuật cùng tổ trưởng nghiệm thu xong mới bắt đầu trộn bê tông, không được trộn sẵn khi chưa nghiệm thu xong phần cốt thép.
e. Độ sụt của bê tông phải đảm bảo đúng yêu cầu thiết kế.
5. Công tác quay ép (Đối với sản phẩm ống cống từ D300 – D1500):
- Công tác kiểm tra quá trình quay ép được Quy định trong Bảng quy định các thông số máy kèm theo Quy trình này
6. Công tác rung (Đối với sản phẩm cống > D1500):
a. Chuẩn bị khuôn:
– Chuyển khuôn vào vị trí sản xuất.
– Kiểm tra khuôn đã được vệ sinh, bảo dưỡng, chống dính, nếu chưa đạt phải làm lại.
b. Đặt cốt thép ghép khuôn đổ bê tông:
– Đặt cốt thép vào khuôn:
– Vặn bu- lông ghép hai nửa khuôn.
– Cẩu lên bệ rung.
– Đặt khuôn căn chỉnh vào đúng vị trí.
– Định vị khuôn bằng các chốt chân.
– Đặt chốt lỗ lắp ráp.
– Cho máy rung để kiểm tra xong tắt máy.
– Kiểm tra các bu lông siết chặt lần cuối.
c. Tiến hành rung tạo hình ống cống:
– Bê tông đã trộn được vận chuyển đổ vào ben.
– Cẩu ben bê tông bằng cầu trục Q5T.
– Điều chỉnh ben bê tông vào vị trí tim cống, để cẩu trục đứng cố định điều chỉnh ben bê tông lên cao hoặc xuống thấp để phù hợp nhất với tầm với của người thao tác, tiến hành xả bê tông, xả từ từ kết hợp dùng bay gạt bê tông đều quanh ống cống đến khi nào lượng bê tông đủ thì dừng lại, điều chỉnh cẩu hạ ben bê tông xuống vị trí tiếp nhận vật liệu dể chuẩn bị làm cống tiếp theo.
– Cẩu gờ đặt vào vị trí cống đã định sẵn để tạo gờ của cống, khi bê tông đã đạt đầy và đủ thì xoay đi xoay lại gờ âm mục đích đẻ khi tháo khuôn cống không bị nứt.
– Thời gian, tốc độ rung được Quy định trong Bảng quy định các thông số máy kèm theo Quy trình này
– Kết hợp với quan sát nhìn thấy ở phần cống tiếp xúc với sàn rung xung quanh có đều một lớp hồ xi măng, lúc đó bê tông đã đặc chắc.
– Tắt máy chờ cho thiết bị rung ngừng hẳn.
– Tháo chốt chân khuôn cống.
– Kiểm tra lại các chốt định vị đĩa dương của cống ( các chốt này phải ở vị trí giữ đĩa dương của cống).
– Cẩu cống ra khỏi máy, khi cẩu cống ra khỏi máy yêu cầu để đòn cẩu trùng tâm với tâm của cống cẩu rút lên thẳng vượt qua lõi cống mới được phép di chuyển ra bên ngoài.
– Hạ cẩu từ từ đặt cống vào chỗ phẳng để cống tiếp xúc đều không bị đổ, nghiêng cống.
– Tháo bu – lông nới rộng khuôn cống, cẩu từ từ rút khuôn ra khỏi cống. Lưu ý: Rút khuôn ra khỏi cống yêu cầu để đòn cẩu trùng tâm với tâm của cống, cẩu rút lên thẳng, rút liên tục không ngắt quãng và khuôn vượt qua cống mới được phép di chuyển cẩu.
– Tháo đĩa âm của cống.
– Khuôn, các đĩa âm , dương được vệ sinh sạch sẽ, lau dầu bề mặt trước khi đưa khuôn vào sản xuất quay trở lại.
– ống cống BTCT sản xuất ra được kiểm tra:
+ Nếu đạt yêu cầu chờ bảo dưỡng.
+ Nếu có khuyết tật thì được sửa chữa hoàn thiện.
+ Nếu có khuyết tật nặng không khắc phục được thì phá bỏ lấy vật liệu làm lại